Cây Lan Ý không chỉ mang lại lợi ích tốt trong sức khỏe mà còn mang lại nhiều ý nghĩa tích cực trong phong thủy. Do đó, cây lan ý được nhiều người yêu thích và trồng ở trong nhà. Cũng chính vì lý do đó, khampha.vn sẽ giải thích cây lan ý hợp với mệnh gì, tuổi gì giúp thúc đẩy tài lộc chi tiết trong bài viết dưới đây
Cây Lan Ý là cây gì?
Nội dung
Cây lan ý còn được gọi với các tên khác như bạch môn, vỹ hoa trắng, ý lan hay cây huệ hòa bình. Có tên khoa học là Spathiphyllum Wallisii, thuộc họ Araceae (Ráy) và có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một số khác ở Đông Nam Á.
Cây lan ý thường mọc thành bụi thấp, chiều cao khoảng 40-50 cm và cuống lá mọc sít nhau từ gốc lên tạo thành một bụi cây xum xuê. Lá cây hình bầu dục, nhọn ở đầu, màu xanh đậm và bóng mượt.
Đặc biệt, hoa có màu vàng với hình dáng thuôn dài và mỗi bông hoa được bao bọc bởi một lá bắc màu trắng tinh khôi, giống như chiếc vỏ sò ôm lấy hoa. Khi hoa lan ý nở có thể kéo dài từ 3-4 tháng mới tàn.
Phân loại cây lan ý hiện nay
Dựa trên kích thước của lá nên cây lan ý được phân thành 3 loại chính: Lan Ý lá nhỏ, Lan Ý lá vừa và Lan Ý lá to. Trong đó:
- Lan Ý lá nhỏ có thân và lá khá nhỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí bàn làm việc hoặc bàn trà trong nhà.
- Lan Ý lá vừa có lá lớn hơn và khi lớn sẽ phát triển thành bụi, cây thích hợp trồng trong chậu để trang trí như một loại cây trồng trong nhà.
- Lan Ý lá to có kích thước lá lớn hơn hẳn hai loại trên. Khi phát triển, Lan Ý lá to sẽ mọc thành bụi rộng và thường được trồng trong chậu lớn để trang trí hành lang hoặc sảnh các toà nhà.
Tham khảo thêm: Cây Hồng Môn Hợp Với Mệnh Nào, Tuổi Nào, Có Tác Dụng Gì?
Tác dụng của cây lan ý đối với sức khỏe
Ngoài công dụng dùng để trang trí nhà cửa, văn phòng, cửa hàng,…cây lan ý còn giúp lọc sạch không khí, mang lại bầu không gian trong lành hơn, đảm bảo tăng cường sức khỏe cho bạn và người thân trong gia đình. Bởi vì, cây có thể hấp thụ một số khí độc hại thường xuất hiện trong không khí như formaldehyde, benzene, xylene,…
Bên cạnh đó, ở một số nghiên cứu khác cho thấy cây lan ý có thể hấp thụ sóng điện tử phát ra từ tivi, máy tính, điện thoại, laptop, đồ điện tử,…Đồng thời, giúp hạn chế những vi khuẩn nấm mốc trong nhà của bạn mang đến cho môi trường sống trong sạch hơn.
Ngoài ra, cây cũng giúp tạo ra một lượng độ ẩm tự nhiên trong không khí xung quanh, giúp cân bằng độ ẩm và giảm cảm giác khô hanh trong nhà. Không những vậy, cây còn giúp tăng cường sự sáng tạo và tập trung bằng cách tạo ra một không gian làm việc và học tập yên tĩnh và tích cực.
Ý nghĩa của cây lan ý trong phong thủy
Theo phong thủy, cây Lan Ý có khả năng thu hút vượng khí và xua đuổi tà khí. Đặc biệt, cây còn có tác dụng cân bằng trường khí, hấp thụ những năng lượng tiêu cực trong nhà để gia chủ có cuộc sống yên bình, hài hòa, tránh những thị phi trong cuộc sống.
Chính vì vậy, trồng cây hoa này trong nhà sẽ nâng cao năng lượng tốt giúp gia chủ vượt qua mọi thử thách và thăng tiến trong sự nghiệp. Không những thế, nhiều người tin rằng cây sẽ đem đến tài lộc, may mắn cho gia chủ vì cây sinh trưởng rất nhanh, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
Tham khảo thêm: Tuổi Tý Hợp Cây Gì – Cách Chọn Cây Phong Thủy Theo Mệnh Tuổi Tý
Cây lan ý hợp với mệnh gì?
Theo phong thủy ngũ hành, cây Lan ý thuộc hành Kim vì hoa của cây này có màu trắng. Do đó, cây lan ý sẽ phù hợp với người mệnh Thủy và mệnh Kim, nhất là khi trồng thủy sinh. Trong đó:
- Đối với người mệnh Kim đặt 1 chậu cây lan ý trong nhà, bàn làm việc sẽ giúp gia tăng tài lộc dồi dào, rước nhiều may mắn cho người thuộc mệnh này.
- Đối với người mệnh Thủy: Theo cách tính Ngũ hành thì Kim sinh Thủy, chính vì thế mà những cây phong thủy có mệnh Kim cũng sẽ hỗ trợ và mang lại nguồn vượng khí cho mệnh Thủy.
Ngoài ra, cây lan ý cũng hợp với người mệnh Mộc vì Mộc chính là cây cối và cây lan ý có màu xanh lá đậm, màu đại diện cho mệnh Mộc.
Cây lan ý hợp với tuổi gì?
Theo như phân tích ở phía trên, cây Lan Ý hợp với gia chủ mệnh Thuỷ và mệnh Kim. Từ đó, cây hợp với các tuổi như: Bính Tý (1936 và 1996), Quý Tỵ (1953 và 2013), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1937 và 1997), Quý Hợi (1983), Giáp Thân (1944 và 2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (1945 và 2005), Nhâm Thìn (1952 và 2012), Ất Mão (1975).
Ngoài ra, những tuổi thuộc mệnh Mộc hợp với cây lan ý là: Giáp Ngọ (1954), Quý Dậu (1993), Nhâm Thân (1992), Quý Mão (1963), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Nhâm Dần (1962), Ất Mùi (1955 và 2015).
Hướng dẫn cách chăm sóc cây Lan ý đúng cách
Để cây lan ý phát triển khỏe mạnh không bị sâu bệnh thì các bạn cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Nước: Vì lan ý không chịu được ẩm cao, nên khi tưới nước, bạn chỉ cần tưới một lượng vừa đủ, không nên tưới thường xuyên. Nên tưới nước 1 lần/1 tuần, khi trời lạnh hoặc mưa nhiều thì có thể dãn thời gian tưới ra.
Ánh sáng: Bạn nên đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng vừa đủ.
Đất trồng: Nên là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, bạn có thể pha thêm phân hữu cơ vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây. - Chọn chậu: Bạn nên sử dụng chậu có lỗ thoát nước và kích thước vừa đủ để cây phát triển trong 1-2 năm mà không bị chật chội.
- Bón phân: Nên chú ý bón phân định kỳ 6 tháng/lần vào mùa xuân và mùa thu.
- Cắt tỉa: Chú ý cắt tỉa cành lá khô héo thường xuyên để ngăn ngừa sâu bệnh hại tấn công cây.
Ngoài cách trồng truyền thống, bạn cũng có thể trồng cây lan ý bằng phương pháp thuỷ sinh. Để trồng lan ý thủy sinh, đầu tiên, bạn ngâm bầu rễ trong nước sạch khoảng 2 ngày, sau đó đặt cây vào chậu thuỷ tinh, cho một ít dung dịch trồng cây thủy sinh vào nước và thay nước mỗi tuần 1 lần.
Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi các bạn có thể biết được cây Lan Ý phù hợp với mệnh nào, tuổi nào để thúc đẩy vận khí tốt, tài lộc trong công việc và cuộc sống rồi nhé. Tuy nhiên các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhé.