Chuẩn bị đến rằm tháng 7 ngày xã tội vong nhân cũng là ngày vu lan báo hiếu, bạn muốn chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn cũng như tiền vàng để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và cầu cho họ phù hộ gia đình bình an, hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn lại không biết vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Hoặc cách hóa vàng mã rằm tháng 7 như thế nào cho đúng cách? Tất cả sẽ được khampha.vn giải đáp trong bài viết dưới đây
Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?
Nội dung
Vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7 sẽ gồm có: tiền vàng phải từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh cần chuẩn bị từ 20 – 50 bộ, tiền chúng sinh càng nhiều càng tốt.
Vàng mã cúng Rằm tháng 7 trong mâm cúng gia tiên sẽ bao gồm: Giấy vàng mã, xe, nhà, quần áo, tiền âm phủ,..hoặc những đồ người đã khuất lúc còn sống thích như trang sức, điện thoại, gương, lược,…để gửi cho họ.
Theo quan niệm dân gian, sau khi chúng ta đốt vàng thì người dưới cõi âm sẽ nhận được đúng những gì mà người thân đã đốt. Do đó, bạn nên đốt nhiều tiền để người âm có thể mua thỏa mái những đồ họ cần và có cuộc sống đẩy đủ như trên trần.
Lưu ý: Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Trong lúc thực hiện lễ cúng tuyệt đối không cười đùa bất kính.
Trẻ em, người đang có thai không nên tham gia buổi lễ này vì dễ bị vong linh quấy phá. Sau khi kết thúc buổi cúng, bạn rải muối gạo ra ngoài, tuyệt đối không ném ngược vào trong nhà và sau đó là đốt vàng mã.
Xem ngay: Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì? Cách Bài Trí Mâm Cúng Từ A – Z
Văn khấn, bài cúng đốt mã Rằm tháng 7 chi tiết nhất
Sau khi đã chuẩn bì đầy đủ vàng mã cúng rằm tháng 7, các bạn cần phải được bài cúng đốt vàng mã rằm tháng 7 trước khi hóa vàng như sau:
Âm dương nhất lý
Lễ phật hoàn thành
Phần hoá kim ngân
Cúng giàng lễ tất”
hoặc
“Dương sao âm vậy
Lễ Phật đã xong
Phần hoá vàng bạc
Cúng dàng đã xong
Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7 đúng cách
1. Ghi thông tin và quần áo gửi người âm
Trước khi gửi quần áo cho người âm, bạn cần ghi đầy đủ những thông tin như: Họ và tên đầy đủ của người đã mất, Giới tính và Ngày, giờ ra đi để người âm có thể dễ dàng nhận diện và “đến được tay” người âm dễ dàng hơn.
Trong trường hợp, nếu bạn không ghi tên thì người Âm trong gia đình sẽ không thể nhận được vì không biết đó là đồ của ai. Do đó, các bạn cần đặc biệt lưu tâm vấn đề này nhé.
2. Nên đốt vàng mã Rằm tháng 7 vào giờ nào?
Theo quan niệm của dân gian, vào ngày 2/7 âm lịch hàng năm là ngày Diễm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan cho phép các vong hồn quay ngược lại trần gian và đóng cổng vào 14/7 âm lịch. Do đó, từ ngày 2/7 – 14/7 âm lịch là thời điểm phù hợp nhất để đốt vàng mã rằm tháng 7.
Ngoài ra thời gian đốt vàng mã rằm tháng 7 cũng được quy định như sau:
- Đối với vàng mã cúng gia tiên: Theo các nhà tâm linh, lễ Vu Lan cầu siêu, cúng và báo hiếu tổ tiên thì nên thực hiện vào ban ngày.
- Đối với vàng mã cúng chúng sinh bạn nên thực hiện vào lúc chiều tối. Vì đây là cách tốt nhất để cầu cho những linh hồn không có nơi nương tựa, ban ngày có ánh sáng nên những vong hồn này không thể xuất hiện.
Còn về giờ cúng và thực hiện đốt vàng mã, các gia đình nên cúng trước 11h30 trưa 15 tháng Bảy. Tốt nhất nên chọn giờ cúng hợp với tuổi gia chủ bằng việc dụng thẻ để cúng vào các giờ Hỏa phong đỉnh.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện tại, các gia đình đều bận rộn công việc nên có tâm lý tiện giờ nào cúng giờ đó miễn là đừng để qua 11h30 tối 15 Âm lịch. Không nên cúng rằm tháng 7 qua ngày khác nghĩa là từ đêm hôm trước sang canh của ngày hôm sau”.
Tham khảo thêm: 10 Điều Kiêng Kỵ Không Nên Làm Trong Tháng 7 Tránh Gặp Xui Xẻo
3. Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7
Trước khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, gia chủ nên chọn khoảng sân sạch sẽ để thực hiện. Bạn cần hóa vàng theo thứ tự là gia thần rồi mới đến gia tiên.Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Trong quá trình hóa vàng bạn nên đốt từ tốn, vừa đốt vừa kêu tên của người đã khuất. Tuyệt đối, không được gom tất cả vào lửa để đốt nhanh một lần cho xong. Điều này được cho là hấp tấp, không thành tâm, mạo phạm đến thần linh và ông bà tổ tiên.
Bên cạnh đó, bạn không được dùng cây khấn chọc vào vàng mã đang đốt, bởi làm như vậy sẽ khiến phần tro nát hết, bất kính với các linh hồn.
Lưu ý bạn không được dùng từ “chết” mà thay vào đó là từ “đại nạn” vào năm nào. Đặc biệt, bạn không được tự dập tắt lửa hoặc dùng nước để dập tắt lửa hóa vàng đang cháy kẻo mạo phạm tới các vong linh, rước điềm xui rủi vào nhà.
Chắc chắn sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi các bạn có thể biết được vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì để người âm được đầy đủ và cách hóa vàng mã rằm tháng 7 đúng cách không phạm vào những điều cấm kỵ, tránh được vận xui.