Ngân Hàng SHB Lừa Đảo Có Đúng Như Lời Đồn ?

Cụm từ “ngân hàng shb lừa đảo” đang từ khóa gây bão trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này khiến cho rất nhiều khách hàng rơi vào tình trạng hoang mang. Vậy trong thực tế lời đồn SHB lừa đảo có thật không? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây, để tìm được câu trả lời đúng nhất.

SHB của ngân hàng nào?

Một số thông tin về ngân hàng SHB: 

  • Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 
  • Tên viết tắt: SHB
  • Ngày thành lập: 13/11/1993
  • Trụ sở chính: 77 Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
SHB là ngân hàng tư nhân thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nướcSHB là ngân hàng tư nhân thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước
SHB là ngân hàng tư nhân thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng SHB là ngân hàng tư nhân, nhưng dưới sự quản lý của nhà Việt Nam. Sau gần 30 năm phát triển, SHB đã mở rộng được 530 chi nhánh và phòng giao dịch ở trong nước và nước ngoài. Hơn những thế, ngân hàng đã phục vụ 5 triệu khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp. Với môi trường làm việc thân thiện, hấp dẫn SHB đã có tổng 8371 cán bộ nhân viên.

Nguyên nhân thông tin ngân hàng SHB lừa đảo?

Ngân hàng SHB đã đứng vững trên thị trường gần 30 năm và mở rộng được 530 chi nhánh, cũng như văn phòng giao dịch. SHB Bank luôn có mặt trong những bảng xếp hạng ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam cùng với nhiều cái tên nổi tiếng khác như Bảo Việt bank, ngân hàng BIDV,… Điều này cũng khiến rất nhiều đối thủ “ghen tỵ” và nảy sinh ra những ý đồ xấu. Muốn lợi dụng danh tiếng của ngân hàng này để thực hiện các chiêu trò lừa đảo. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác chúng tôi sẽ liệt kê dưới đây:

  • Các đối tượng lừa đảo lợi dụng vào sự uy tín của ngân hàng SHB. Giả mạo nhân viên tư vấn của ngân hàng SHB. Và hỗ trợ cho vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND. 
  • Tạo ra các biển quảng cáo cho vay tiền tràn lan trên Internet mang tên ngân hàng SHB. Biển quảng cáo có in số điện thoại của nhóm lừa đảo. Nên khách hàng nhẹ dạ cả tin có nhu cầu vay vốn. Là liên hệ theo số điện thoại kia vì tin tưởng đó là SHB.
Nguyên nhân thông tin ngân hàng SHB lừa đảo
Nguyên nhân thông tin ngân hàng SHB lừa đảo

Ngân hàng SHB có lừa đảo không?

Ngân hàng SHB lừa đảo có đúng không? Câu trả lời ở đây là “Không”. Bởi sau những nỗ lực không ngừng SHB đã đạt được những thành tựu:

  • SHB là một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam
  • 10 ngân hàng thương mại uy tín ở Việt Nam
  • Top 50 doanh nghiệp đạt loại xuất sắc tại Việt Nam.
  • Nằm trong top 500 ngân hàng hàng đầu của Châu Á. 
SHB là một trong 10 ngân hàng thương mại uy tín tại Việt Nam
SHB là một trong 10 ngân hàng thương mại uy tín tại Việt Nam

Vì những thành tựu đã nêu ở trên, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng SHB. Khách hàng cũng không cần phải qua tâm đến lời đồn ngân hàng SHB lừa đảo? Vì thông tin bịa đặt này có thể đến từ những tác nhân xấu. Mục đích là gây hoang mang cho khách hàng, làm giảm độ uy tín của ngân hàng SHB. Vì vậy, khi khách hàng có nhu cầu vay tiền hoặc sử dụng các dịch vụ tài chính khác. Hãy suy nghĩ thật kỹ để tránh những rắc rối không đáng có.

Nhân viên SHB lừa đảo có đúng không?

Nhân viên ngân hàng SHB lừa đảo có đúng không? Câu trả lời ở đây là “Không”. Đối với các chiêu trò lừa đảo của những kẻ giả mạo nhân viên tài chính ngân hàng SHB, khách hàng cần phải tuyệt đối nâng cao cảnh giác. Họ sẽ nhắn tin, gửi email hoặc gọi điện để chào mời vay vốn trực tuyến với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Giả mạo nhân viên ngân hàng SHB nhằm chiếm đoạt tài sản 
Giả mạo nhân viên ngân hàng SHB nhằm chiếm đoạt tài sản

Khuyến cáo của ngân hàng SHB về các chiêu thức lừa đảo 

Ngày nay, các chiêu thức giả mạo ngân hàng ngày một tinh vi. Ngân hàng SHB cũng đưa ra những khuyến cáo, cách nhận biết dấu hiệu lừa đảo. Để khách hàng đủ tỉnh táo không dễ dàng bị “mắc bẫy” dưới đây:

  • Tuyệt đối không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của tất cả các đối tượng bất cứ khi nào nhận được tin nhắn, cuộc điện thoại có nội dung lạ. Các nội dung có liên quan đến giao dịch online của ngân hàng như: Rút tiền, nạp tiền, vay tiền giải ngân nhanh… 
  • Tuyệt đối không cung cấp các thông tin như: Tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực OTP, thông tin thẻ cho bất cứ kể cả người thân hay là nhân viên ngân hàng.
  • Không truy cập và đăng nhập tài khoản ngân hàng như: Tên và mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, số tài khoản hay mã xác thực OTP… vào các đường dẫn lạ. 
  • Không được cho mượn hoặc cho thuê thông tin cá nhân để mở thẻ hoặc tài khoản ngân hàng.
  • Khách hàng chỉ nên nhập thông tin và đăng nhập trên website Ngân hàng điện tử chính thức của SHB tại: https://www.shb.com.vn/
  • Nếu khách hàng nhận được yêu cầu thanh toán hoặc chuyển tiền từ người thân hay bạn bè từ Facebook/Zalo/Messenger. Thì hãy xác thực thông tin thật kỹ trước khi thực hiện giao dịch.
  • Khi phát hiện bị mất tiền trong tài khoản do bị lừa đảo thì hãy báo ngay công an tại địa phương để kịp thời điều tra.
  • Khi khách hàng không may để lộ thông tin tài khoản thẻ, tài khoản ngân hàng. Thì hãy báo ngay với ngân hàng SHB theo *6688 ( Hotline 24/7) – Hoặc đến văn phòng giao dịch gần nhất để yêu cầu hỗ trợ tạm khóa dịch vụ Thẻ/Ebanking.
Những khuyến cáo của ngân hàng SHB về các chiêu thức lừa đảo 
Những khuyến cáo của ngân hàng SHB về các chiêu thức lừa đảo

Một số thủ đoạn thường gặp của lừa đảo ngân hàng

Ngày nay, khi công nghệ 4.0 phát triển khách hàng hầu như đều mua bán Online qua ứng dụng phần mềm. Vì vậy, việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng trong quá trình thanh toán là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số thủ đoạn thường gặp của lừa đảo ngân hàng khách hàng cần lưu ý:

  • Qua tin nhắn SMS:  Các đối tượng lừa đảo tin nhắn của ngân hàng thường thông báo trúng thưởng, nâng cấp hệ thống, cảnh báo giao dịch nước ngoài… Trong đó, sẽ được kèm 1 đường link giả mạo website chính thức của ngân hàng. Yêu cầu khách hàng phải nhập đầy đủ thông tin như: Tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP. Khi có được những thông tin này rồi thì các đối tượng sẽ thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền từ tài khoản. 
  • Qua Email: Các đối tượng thường sử dụng chiêu thức mạo danh ngân hàng gửi Email thông báo tài khoản của khách hàng bị khóa. Sau đó, yêu cầu đăng nhập lại; Hoặc gửi Email thông báo khách hàng được nhận khoản tiền lớn, đề nghị nộp phí để nhận thưởng…
  • Qua cuộc điện thoại: Các đối tượng giả mạo nhân viên ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp: Tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP để xử lý các sự cố liên quan đến giao dịch ngân hàng của khách hàng.

Xử lý thế nào nếu gặp lừa đảo giả mạo ngân hàng?

Khi khách hàng gặp lừa đảo giả mạo ngân hàng thì cần phải bình tĩnh và xử lý các tình huống đó như sau:

  • Hãy đổi ngay mật khẩu hoặc gọi Hotline ngân hàng SHB để khóa các dịch vụ Ebanking khi có nghi vấn lừa đảo.
  • Nếu như số tiền lừa đảo lớn hơn 2 triệu thì hãy trình báo với cơ quan công an có thẩm quyền để được giải quyết.
  • Nếu phát hiện lừa đảo báo ngay với nhân viên ngân hàng. Khách hàng có thể đến VPGD gần nhất hoặc gọi vào số Hotline để được hỗ trợ.

Như vậy đến đây chắc hẳn khách hàng cũng đã tìm cho mình được câu trả lời “ngân hàng SHB lừa đảo” phải không nào? Hi vọng với những thông tin trên, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng SHB. Ngoài ra, khách hàng hãy luôn tỉnh táo và cảnh giác. Để tránh rơi vào bẫy lừa đảo của một số kẻ mạo danh ngân hàng SHB nhé.